- Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép
7. Thế nào là đại từ.
- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất,….. được nói đến trong một ngữ
cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu.
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ,
động từ, tính từ.
9. Đại từ có mấy loại? -> 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.
10. Thế nào là Yếu tố HV? -> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV
11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ
ghép thuần việt ở chỗ nào?
- Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
- Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép
chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ
(mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư.
- Đẳng lập: thiên địa, khuyển mã, kiên cố (vững+ chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ
- Chính phụ: đại lộ, hải đăng,, tân binh, quốc kì, ngư nghiệp
14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?
- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã, lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ,
thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng?
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu
trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
16. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau:
a. Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng
b. Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ
c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã,lịch sự
d.Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ
17. Thế nào là quan hệ từ?