hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau. Có nhiều bạn trẻ
khi rời ghế nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan... lúng túng không biết phải làm
công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn,
nhiều khi là sự hoang mang, chán nản. Nguyên do là “học” mà không “hành”, là do học
không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn luyện,
trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ngược lại nêu hành mà không có lí
luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào
thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến
những sai lầm to lớn nữa. Do vậy việc học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm là nền
tảng để mỗi người áp dụng vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống. Một thực tế
cho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các trường phổ thông đã khiến các
sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành học nào trước mùa thi. Đa số các em
không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để... thi đỗ đại
học. Cho dù những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học tích cực trong và ngoài
nước được đưa vào các trường học nhưng việc áp dụng và hiệu quả của phương pháp này
vẫn còn rất nhiều hạn chế. Hậu quả sâu xa hơn của việc “học” không đi đôi với “hành” là
có nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào
cuộc sống, nhiều thủ khoa sau khi ra trường, va vấp cuộc sống mới tự hỏi: “Không biết
việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng hay chưa?”. Nhất là khi xã hội đang cần
những người có tay nghề cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì
việc “Học đi đôi với hành” càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Vậy muốn học và hành có hiệu quả mỗi người cần phải học và hành một cách chân
chính. Trong bài “Bán luận về phép học”, tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm
người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, học để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống
nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng
ta thử bàn bạc về mối quan hệ giữa học và hành. Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm
để chứng tỏ với mọi người là ta có học thì chỉ uổng phí và mất thời gian. Hoặc nhiều
người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá
nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.