Trang 4
+ Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và niỗi
đau về sự thay thân đổi phận.
5. - Lí tưởng anh hùng của Từ Hải
+ Không quyến luyện, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.
+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông
thường để sánh với anh hùng.
+ Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.
+ Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.
6. - Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du.
+ Thời đại: Đó là một thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dắng, triền
miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con
người bị chà đạp thê thảm.
+ Quê hương và gia đình: Quê hương núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình
khoa bảng lớn cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du.
+ Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng nhất để
Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng làm nên một đỉnh cao văn học có một không hai: Truyện Kiều.
7. - Lời ca của các bô lão có ý nghĩa tổng kết có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý:Bất nghĩa
thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ.
- Lời ca của “khách”: Ca ngợi sự anh minh của hai vị tướng quân đồng thời ca ngợi chiến tích của
quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lý: trong mối
quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt,nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không
chỉ ở “đất hiểm”mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có”đức cao”.
8. Luận đề chính nghĩa:
Nêu cao tư tưởng yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền
thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, và sự
tự ý thức về sức mạnh dân tộc.
9. -Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương”Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn
chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Để kẻ ác “lấy đó làm răn, người thiện theo
đó mà gắng…”
-Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.
10. Ngụ ý của tác phẩm:
Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi, phơi bày thực trạng bất
công thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác,cái xấu.
11.- Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội,
không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung.