DANH MỤC TÀI LIỆU
ÔN TẬP KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
I. Loại câu 2 điểm............................................................................................................................................3
1. “Để khuyến khích phát triển nhanh, bền vững sản xuất nông nghiệp chỉ cần có hệ thống các chính sách kinh tế
chung cho tất cả các vùng, các khu vực sản xuất nông nghiệp”...................................................................................3
2. “Nông nghiệp bền vững về môi trường sinh thái chỉ là một nội dung của khái niệm: Nông nghiệp bền vững”.....3
3. “ Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam có khả năng cung cấp đủ mọi nhu cầu về năng lượng cho ngành nông
nghiệp, do đó hoàn toàn có thể thực hiện điện khí hóa nông nghiệp trong thời gian rất ngắn”....................................3
4. “Phát triển nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia”..........................................4
5. “Chất lượng của nguồn lao động nông nghiệp ngày càng tăng lên trong các giai đoạn của quá trình công nghiệp
hóa và đô thị hóa”........................................................................................................................................................4
6. “Nông nghiệp là ngành duy nhất tạo thu nhập cho lao động nông thôn”...............................................................4
7. “Nguồn lao động trong nông nghiệp có xu hướng biến động giảm về số lượng trong mọi giai đoạn của quá trình
CNH- HĐH đất nước”.................................................................................................................................................4
8. “Chỉ tiêu kinh tế là chỉ tiêu quan trọng duy nhất trong phát triển nông nghiệp bền vững”....................................5
9. “Chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp ngày càng tăng trong mọi giai đoạn của quá trình CNH - HĐH” 5
10. “Tính linh hoạt của cung trong sản xuất nông nghiệp thấp do sản xuất nông nghiệp bị phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên”..............................................................................................................................................................5
11. “Vai trò của ngành nông nghiệp ở mỗi quốc gia là không thay đổi trong mọi giai đoạn phát triển”.....................5
12. “Các trang trại có mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của thị trường”...............5
13. “Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống có quy luật sinh trưởng phát triển riêng”.....................6
14. “Cơ giới hóa trong nông nghiệp có vai trò thúc đẩy việc thực hiện phân công lao động xã hội nói chung”.........6
II. Loại câu 3 điểm...........................................................................................................................................6
15. “Tính thời vụ cao là đặc điểm riêng có của sản xuất nông nghiệp”.....................................................................6
16. Nông nghiệp có vai trò cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội và việc cung cấp là:.....................................6
17. Định giá sàn là một biện pháp của Chính phủ nhằm điều tiết thị trường nông sản với mục đích:.........................7
18. Chức năng của thị trường nông nghiệp gồm:.......................................................................................................8
19. “Cầu về một loại nông sản trên thị trường chỉ phụ thuộc vào giá của loại nông sản thay thế”.............................8
20. “Cơ giới hóa trong nông nghiệp có vai trò giải phóng sức lao động trong ngành nông nghiệp”..........................9
21. “Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp được phát triển dựa trên những tiến bộ khoa học công nghệ về
sinh vật học và sinh thái học”....................................................................................................................................10
22. Định giá trần là một biện pháp của Chính phủ nhằm điều tiết thị trường nông sản với mục đích:......................10
23. Trong quá trình CNH HĐH Nguồn nhân lực trong nông nghiệp biến động theo xu hướng có tính quy luật là:. 11
24. “Nguồn lực trong nông nghiệp có vai trò tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế”................11
25. “Nguồn lực trong nông nghiệp có vai trò tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn”................12
T r a n g 1 | 19
26. “Mức thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng thì nhu cầu về chất lượng nông sản hàng hóa ngày càng
cao”...........................................................................................................................................................................14
27. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở mỗi vùng phụ thuộc bởi nhiều yếu
tố, trong đó có các yếu tố sau:...................................................................................................................................14
III. Câu hỏi khác............................................................................................................................................16
28. Phân công lại lao động là cần thiết trong quá trình cơ giới hóa nông nghiệp......................................................16
29. Tăng thu nhập cho người dân nông thôn có vai trò rất lớn đối với phát triển công nghiệp.................................16
30. Mua tạm trữ là 1 biện pháp để Chính phủ điều tiết thị trường nông sản.............................................................16
31. Để sản xuất ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có cơ cấu đa dạng và phong phú thì cần phải kết hợp hợp lý giữa
chuyên môn hoá và đa dạng hoá trong sản xuất.........................................................................................................16
32. Số lượng và chất lượng lao động trong nông nghiệp ngày càng tăng trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
...................................................................................................................................................................................17
33. Thị trường là yếu tố có tính chất quyết định đối với nền nông nghiệp sản xuất ở nước ta..................................17
34. Thị trường là yếu tố có tính chất quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nước ta.......17
35. Mức độ tập trung hoá ruộng đất ngày càng tăng theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá...............................17
36. Đối tượng của SXNN cũng giống như của các ngành khác................................................................................18
37. Tỷ suất hàng hoá là 1 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá 1 nền SXNN hàng hoá.........................................................18
38. Tiêu chí cơ bản đánh giá trình độ phát triển SXHH trong nông nghiệp là khối lượng sản phẩm hàng hoá nông
sản.............................................................................................................................................................................18
39. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là biện pháp giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân..18
40. Phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao sức mua khu vực nông thôn có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp..18
41. Thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu để phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta........................................18
42. Muốn cơ cấu nông sản hàng hóa đa dạng phong phú thì cần kết hợp đa dạng hóa và chuyên môn hóa sản xuất
nông nghiệp...............................................................................................................................................................18
43. Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất cho công nghiệp đặc biệt là công nghệ chế biến............19
T r a n g 2 | 19
I. Loại câu 2 điểm
Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?
1. “Để khuyến khích phát triển nhanh, bền vững sản xuất nông nghiệp chỉ cần có hệ thống
các chính sách kinh tế chung cho tất cả các vùng, các khu vực sản xuất nông nghiệp”
Sai. Để khuyến khích, phát triển nhanh, bền vững sản xuất nông nghiệp ta cần
- Nâng cao nhận thức cho toàn dân, nhất là các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp, về chủ
trương phát triền nền nông nghiệp mạnh, bền vững. Tuy rằng nhận thức của xã hội, của các chủ thể
sản xuất kinh doanh đã có bước chuyển biển rất căn bản: phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá gắn với thị trường trong nước và quốc tế nhưng do những điều kiện lịch sử mà phát triển
nền nông nghiệp hàng hoá còn có sự chênh lệch giữa lợi nhuận thu được và chi phí bỏ ra. Do đó,
phải đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cùng với việc cung cấp các
thông tin cập nhật nhu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và mẫu mã,… nhằm
tạo bước chuyển tiếp trong tư duy, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường
- Triển khai và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch. Thông qua công tác quy hoạch để phát triển và
nắm bắt chính xác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái. Trên cở sở đó, lập kế hoạch cụ thể
phát triển ngành gì, mặt hàng nông sản nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao, ở vùng sinh thái
nào… để vừa thu được lợi nhuận cao, vừa bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và ổn định xã hội.
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tạo nền tảng vững chắc để phát
triển nông nghiệp bền vững, tập trung vào công tác sau: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp chế
biến nông sản hàng hoá; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất, nuôi
trồng và giữ gìn các nguồn gen quý hiếm; thực hiện đa dạng cơ cấu sản xuất kinh doanh nông
nghiệp, phát triển ngành nghề mới; củng cố và hoàn thiện hệ thống dịch vụ, đẩy mạnh phát triển thị
trường tiêu thụ nông sản phẩm
- Thực hiện đồng bộ và hiệu quả chính sách điều tiết vĩ mô phục vụ phát triển nền nông nghiệp bền
vững. Thực hiện tốt chính sách đất đai, chính sách tài chính – tín dụng, chính sách thuế, chính sách
lao động – việc làm và di dân, chính sách phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống luật pháp về phát triển nông nghiệp bền vững
2. “Nông nghiệp bền vững về môi trường sinh thái chỉ là một nội dung của khái niệm:
Nông nghiệp bền vững”
Đúng. Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà
không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Nông nghiệp bền vững đáp ứng được 2 yêu cầu cơ
bản là: đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho thế
hệ mai sau, gìn giữ được quĩ đất, quỹ nước, quỹ rừng, không khí và khí quyển, tính đa dạng sinh học. Vì
vậy ngoài môi trường sinh thái thì còn có các nội dung khác như nông học hay xã hội học,…
3. “ Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam có khả năng cung cấp đủ mọi nhu cầu về năng
lượng cho ngành nông nghiệp, do đó hoàn toàn có thể thực hiện điện khí hóa nông
nghiệp trong thời gian rất ngắn”
Sai. Trong quá trình phát triển, nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng khác nhau.
Điện khí hoá là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động
T r a n g 3 | 19
sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hoá nông nghiệp nông thôn là
hình thành được mạng lưới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện là
các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi… ở mọi vùng nông thôn. Vì vậy việc thực hiện điện
khí hoá nông nghiệp nông thôn là một quá trình rất dài. Ở Việt Nam tuy đã thực hiện điện khí hoá nông
nghiệp hơn 15 năm qua nhưng vẫn chưa thể hoàn thành được mà vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó khó
khăn lớn nhất là vốn; ngoài ra việc xử lý bất cập trong quản lý, kinh doanh điện nông thôn cũng đang
gặp nhiều khó khăn,…
4. “Phát triển nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia”
Đúng. Giáo trình trang 32 - 33
5. “Chất lượng của nguồn lao động nông nghiệp ngày càng tăng lên trong các giai đoạn của
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa”
Đúng. Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, thu nhập của người dân tăng
lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng lớn và yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng
cao. Để có thể đáp ứng đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn
phải được nâng cao về trình độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất. Trước đây hàng năm chúng ta phải
nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, và trong những năm đó bình quân lương thực đầu người của chúng
ta chỉ đạt 268,2 kg/người/năm. Nhưng dần dần chất lượng nguồn lao động nông thôn ngày càng được
nâng cao về số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, học vấn của người lao động ngày càng
được nâng lên. (Tham khảo thêm câu 9)
6. “Nông nghiệp là ngành duy nhất tạo thu nhập cho lao động nông thôn”
Sai. Lực lượng lao động ở nông thôn có xu hướng tăng nhanh nên nếu thu nhập từ ngành nông nghiệp
thì sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu sống của người lao động mà còn phải có thu nhập từ các ngành phi
nông nghiệp khác như dịch vụ, ngành nghề thủ công, ngành nghề truyền thống ở nông thôn.
7. “Nguồn lao động trong nông nghiệp có xu hướng biến động giảm về số lượng trong mọi
giai đoạn của quá trình CNH- HĐH đất nước”
Sai. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp có số lượng
lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Nhưng cùng với sự phát triển của quá trình CNH,
nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Quá
trình biến đổi đó diễn ra theo 2 giai đoạn
- Giai đoạn đầu diễn ra khi đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng
hoá, năng suất lao động nông nghiệp tăng lên, một số lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên
dư thừa và được các ngành khác thu hút, sử dụng và hoạt động sản xuất – dịch vụ. Nhưng vì tốc độ
tăng tự nhiên của lao động trong khu vực công nghiệp lớn hơn tốc độ thu hút lao động dư thừa từ
nông nghiệp, nên ở thời kỳ này tỷ trọng lao động nông nghiệp mới giảm tương đối, số lượng lao
động tuyệt đối còn tăng lên.
- Giai đoạn thứ hai, nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao động nông nghiệp tăng
nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao. Số lao động dôi ra do trong nông nghiệp giải
phóng đã được các ngành khác thu hút. Vì vậy giai đoạn này số lượng lao động giảm cả tương đối và
tuyệt đối
T r a n g 4 | 19
8. “Chỉ tiêu kinh tế là chỉ tiêu quan trọng duy nhất trong phát triển nông nghiệp bền vững”
Sai. Ngoài chỉ tiêu kinh tế thì vẫn còn các chỉ tiêu khác như phát triển nhanh và bền vững về kinh tế, xã hội,
môi trường sinh thái, đất đai (SGT trang 32 – 33)
9. “Chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp ngày càng tăng trong mọi giai đoạn của
quá trình CNH - HĐH”
Đúng. Quá trình CNH – HĐH có 2 giai đoạn, trong cả 2 giai đoạn thì chất lượng nguồn nhân lực trong
nông nghiệp lại ngày căng tăng lên do:
- Giai đoạn đầu diễn ra khi đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng
hoá, năng suất lao động nông nghiệp tăng lên, một số lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên
dư thừa và được các ngành khác thu hút, sử dụng và hoạt động sản xuất – dịch vụ.
- Giai đoạn thứ hai, nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao động nông nghiệp tăng
nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao. Số lao động dôi ra do trong nông nghiệp giải
phóng đã được các ngành khác thu hút (Tham khảo thêm câu 5)
10. “Tính linh hoạt của cung trong sản xuất nông nghiệp thấp do sản xuất nông nghiệp bị
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên”
Đúng. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là đất và khí hậu. Các yếu tố thời tiết, tình hình dịch bệnh,
… có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và do vậy ảnh hưởng
đến khối lượng cung ứng ra thị trường. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức
tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc biệt trên cho thấy ở đâu có đất
và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện
đất đai và thời tiết – khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng
các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không
giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v… trên từng địa bàn
gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất. Vì vậy mà tính linh hoạt của cung trong sản
xuất nông nghiệp vẫn còn thấp do SXNN bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
11. “Vai trò của ngành nông nghiệp ở mỗi quốc gia là không thay đổi trong mọi giai đoạn
phát triển”
Sai. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển bao gồm hai loại đóng góp:
thứ nhất là đóng góp về thị trường – cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm
tiêu dùng cho các khu vực khác, thứ hai là sự đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các
nguồn lực từ nông nghiệp sang khu vực khác. Điển hình như một số vai trò sau: ngành nông nghiệp cung
cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội; cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp
và khu vực đô thị; làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ; tham gia vào xuất khẩu; phát triển
bền vững, bảo vệ môi trường.
12. “Các trang trại có mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa thỏa mãn nhu cầu
của thị trường”
Đúng. Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở tập trung nông, lâm, thuỷ sản với các mục đích
chủ yếu là sản xuất hàng hoá, có quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật
cao, tổ chức và quản lý tiến bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
T r a n g 5 | 19
13. “Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống có quy luật sinh trưởng phát
triển riêng”
Đúng. SGT – Tr.15
14. “Cơ giới hóa trong nông nghiệp có vai trò thúc đẩy việc thực hiện phân công lao động xã
hội nói chung”
Đúng. Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ
giới; thay thế động lực sức người và gia súc bằng động lực của máy móc, thay thế phương pháp sản xuất
thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất với kỹ nghệ cao. Cơ giới hoá nông nghiệp dựa trên cơ sở
nền công nghiệp cơ khí phát triển, có khả năng nghiên cứu, chế tạo ra các máy động lực và máy công tác
để thực hiện các khâu công việc canh tác phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật
nuôi và phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Nội dung cơ giới hoá nông nghiệp bao gồm
cơ giới hoá bộ phận tiến lên cơ giới hoá tổng hợp và tự động hoá sản xuất, qua đó thúc đẩy việc thực
hiện phân công lao động trong xã hội.
II. Loại câu 3 điểm
Nhận định sau đúng hay sai? Liên hệ thực tiễn để minh họa và giải thích?
15. “Tính thời vụ cao là đặc điểm riêng có của sản xuất nông nghiệp”
Đúng. Tính thời vụ là nét đặc thù … mùa vụ khác nhau (SGT trang 15). Ở nước ta thì có tính thời vụ
giữa 2 Miền Bắc và Miền Nam khá rõ rệt. Ở Miền Bắc thì có khí hậu nhiệt đới pha ôn đời, có mùa đông
lạnh, ngoài 2 vụ lúa còn có vụ màu trồng vào giáp Tết nên có các loại cây ôn đới như bắp cải, su hào, cà
chua,…Còn ở Miền Nam thì có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thích hợp trồng 2 – 3 vụ lúa một
năm, ngoài ra các loại cây ăn quả nhiệt đới ở đây khá phát triển.
16. Nông nghiệp có vai trò cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội và việc cung cấp là:
a/ Không thay đổi về số lượng và chất lượng lương thực thực phẩm cung câp;
b/ Có thay đổi cả về số lượng và chất lượng lương thực thực phẩm;
c/ Chỉ thay đổi về chất lượng, không thay đổi về số lượng;
d/ Chỉ thay đổi về số lượng, không thay đổi về chất lượng
Yêu cầu: Hãy lựa chọn và đánh dấu vào vị trí đúng a; b; c hoặc d? Liên hệ thực tiễn để minh
họa?
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả
nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông.
Tuy nhiên ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn,
nhưng khối lượng nông sản cuả các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời
sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là yếu
tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về
lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Để có thể đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng như vậy của con người thì chất lượng và số lượng lương thực thực phẩm luôn
cần phải thay đổi.
T r a n g 6 | 19
thông tin tài liệu
43 CÂU ÔN TẬP KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - KÈM ĐÁP ÁN
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×